Tự hào lễ hội vật cầu bùn ở Bắc Giang lên báo Mỹ

Ngày đăng: 06:34 PM 08/09/2019 - Lượt xem: 1562

Việt Nam có rất nhiều lễ hội đặc sắc và mang nét đặc trưng, lịch sử trong từng giai đoạn của mỗi vùng miền. Lễ hội vật cầu bùn chỉ có duy nhất ở làng Vân (tỉnh Bắc Giang) và đã được lên báo Mỹ. Quá tự hào!

Như thông tin trên các phương tiện truyền thông, lễ hội vật cầu bùn chỉ có duy nhất ở làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Vì sao có lễ hội vật cầu bùn?

Theo truyền thống kể lại, ngay từ thời Lý Bôn, Lý Bí đánh đuổi quân Lương vào thế kỷ 4 – 5 đã xuất hiện hội vật cầu bùn này.

Nguồn gốc của hội này được gắn liền với sự tích bốn anh em: Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng và Trương Lẫy khi đi qua làng đã chiến thắng lũ quỷ trong trận vật cầu ở đầm lầy. Và kể từ đó, mỗi năm lũ quỷ phải tham gia hội vật cầu bùn để góp vui cho các vị thần làng.

Thế nhưng, sau nhiều năm thất truyền thì đến mãi năm 2002 người dân mới khôi phục lại lễ hội vật cầu bùn này.

Thời gian diễn ra hội vật cầu bùn

Lễ hội được tổ chức 2 đến 4 năm một lần, tại đền Chùa Vân. Ngày nay, lễ hội vật cầu bùn làng Vân diễn ra từ ngày 12 đến 14. 4 âm lịch:

  • Ngày 12 đánh hai cầu (một lần đẩy cầu xuống hố được coi là một cầu)
  • Ngày 13 đánh ba cầu
  • Ngày 14 đánh bốn cầu.

Cuộc thi kéo dài trong vòng ba giờ đồng hồ, bắt đầu từ 14 giờ đến 17 giờ.

Hội vật cầu bùn chơi ra sao?

Theo thông tin người dân cho biết, luật chơi của hội vật cầu bùn được tổ chức như sau:

  • 16 thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu được chia làm bốn giáp.
  • Mỗi giáp bốn người.
  • Bốn giáp lại được chia làm hai đội (mỗi bên tám người) gọi là giáp trên và giáp dưới.

Quân cầu (đô vật) của 2 đội mặc khố đen. Trước khi bắt đầu bước vào trận đấu chính thức, 16 trai tráng của 2 đội đi một vòng quanh sới, vừa thực hiện một lễ nghi truyền thống, vừa để chào khán giả trước khi thi.

 

Sân thi đấu là sân hành lễ trước cửa đền rộng hơn 200 m2 được đổ đầy bùn lỏng, ở hai đầu sân có hai hố để quân cầu đối phương đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp.

 

Cầu chơi được làm bằng gỗ lim, nặng khoảng 20 kg nhưng lại rất trơn. Thủ đền mang quả cầu này từ trong đền ra làm lễ trước trận đấu. Trước khi đưa xuống sân vật, cầu được đặt lên bàn thờ trước đình thắp hương mong thần làng phù hộ để cầu không rơi xuống quân cầu, tránh chấn thương khi tham gia thi đấu.

 

Người chơi uống hết bình rượu và ăn hết trái dưa hấu để lấy khí thế trước khi bắt đầu trận đấu 

Một nhóm phụ nữ trong làng được phân công gánh nước từ sông Đuống vào về để đổ vào sân, vừa để dội vào quân cầu giữa hai trận đấu.

 

Người tham gia chơi phải hết sức khéo léo và có sức dẻo dai để có thể chiến thắng.

Mỗi khi cầu rơi xuống bãi bùn, tất cả 16 quân cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu 

Một nhóm phụ nữ trong làng được phân công gánh nước từ sông Đuống vào về để đổ vào sân, vừa để dội vào quân cầu giữa hai trận đấu.

 

Đây quả là một lễ hội hết sức đặc sắc mà khi đi du lịch tại Bắc Giang mà đừng nên bỏ qua bên cạnh việc mua sắm đặc sản Bắc Giang.

 

Ngoài ra, bạn có thể chọn mua đặc sản Bắc Giang hay những vùng miền khác tại Đặc sản Vina:

>> Chi Nhánh Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ 1: Lô B3, Khu Dân Cư Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, TP.HCM.
  • Địa chỉ 2: 125 Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM.
  • Địa chỉ 3: 3027 Phạm Thế Hiển , Phường 7, Quận 8, TP.HCM.

>> Chi Nhánh Quảng Ngãi

  • Địa chỉ: 220 Phan Bội Châu, Phường Trần Hưng Đạo, TP.Quảng Ngãi.

>> Thông Tin Liên Hệ

Facebook